Vải Polyester là gì Bật mí Ưu và nhược điểm về vải Polyester

1.Vải Polyester là gì?

Vải Polyester hay còn gọi với cái tên vải Poly là loại vải được sản xuất từ sợi tổng hợp polyester, một loại sợi tổng hợp được có nguồn gốc từ dầu và khí hóa thạch. Polyester là một nhóm các polyme có chứa nhóm chức este trong mỗi mắt xích của mạch chính. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill.  Cách đơn giản để nhận biết loại vải này là đốt chúng ở nhiệt độ cao, khi ấy sẽ xảy ra hiện tượng nóng chảy, khi quan sát sẽ thấy ngọn lửa không được cháy tự nhiên và có mùi hôi khó chịu. 
vải polyester là gì
Các loại Vải Polyester rất dễ nhuộm nên thường có màu sắc phong phú và đa dạng được sử dụng trong sản xuất quần áo thời trang, đồ gia dụng như rèm cửa, tấm lót bàn ăn, nệm và gối, túi xách, balo, và các sản phẩm nội thất khác.  Giá Vải poly không đồng nhất mà còn phụ thuộc vào màu sắc cũng như nơi bán. Nhưng thường nằm trong khoảng từ 70.000đ/kg đến 90.000đ/kg. Riêng với Vải Poly 4 chiều cao cấp có giá giao động: Từ 110.000đ đến 130.000đ/kg. Nguồn gốc là điều không thể thiếu khi muốn tìm hiểu về Vải Polyester. Để biết thêm về nguồn gốc vải Polyester là gì thì đừng bỏ qua phần kế tiếp.

2. Nguồn gốc hình thành vải polyester

Vào những năm 1930, nhiều nhà khoa học người Anh bắt đầu chú ý và nghiên cứu sâu hơn về sợi Polyester khi nó được phát hiện trong phòng thí nghiệm. Đến năm 1946, loại vải này bắt đầu được mua bản quyền sản xuất và được đưa ra thị trường hóa. Cho đến thời điểm hiện tại Polyester có 2 dạng chính là Polyethylene Terephthalate (PET) và poly-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT).  Mặc dù PCDT dẻo hơn và đàn hồi tốt hơn PET. Nhưng do có độ bền vững hơn nên PET được sử dụng rộng rãi.

3. Quy trình sản xuất vải polyester

Quy trình sản xuất vải polyester
Sợi Polyester phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau để tạo thành vải. Để có được sợi vải cuối cùng phải trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Cùng tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất vải Polyester là gì nhé. Bước 1: Phản ứng trùng hợp  Tạo monomer, để tạo ra một monomer người ta bắt đầu với phản ứng hóa học giữa ethylene glycol và dimethyl terephthalate để có thêm chất xúc tác và đun nóng ở nhiệt độ là 50 - 210 độ.  Monomer này lại tiếp tục tác dụng với Axit Terephtalic và được đun nóng ở nhiệt độ là 280 độ tạo ra chất polyester. Cho Chất này đi qua khe để tạo thành các dải polyester nhỏ. Bước 2: Sấy khô sợi polyester Các dải Polyester sẽ được đem đi sấy khô đến khi nào đạt được độ giòn thích hợp. Sau đó chúng được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và tiếp tục được sấy khô lần nữa để tạo ra chất lượng chuẩn nhất. Bước 3: Đùn sợi poly Đầu tiên, nung chảy các dải Polyester ở nhiệt độ từ 260 đến 270 độ C . Sau đó hỗn hợp từ quá trình này sẽ được đặt trong ổ phun sợi và đùn ép qua những chiếc lỗ nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau. Kích thước các sợi sẽ được cố định khi qua mật độ lỗ trong ổ phun. Sợi khi phun ra sẽ xoắn lại tạo thành vô số các sợi đơn. Đặc biệt để khắc phục những khuyết điểm như giảm thiểu vi khuẩn, hạn chế cháy… của vải sợi Polyester thì trong quá trình này người ta thêm các hợp chất hóa học chuyên dụng.  Bước 4: Kéo sợi Polyester Tiến hành quá trình kéo sợi, những sợi ban đầu sẽ được kéo căng để đạt độ dài gấm nhiều lần so với sợi ban đầu. Các sợi kéo càng dài sẽ càng dày và mỏng. Công đoạn giúp tạo độ bền và mềm, cứng theo ý thích. Bước 5: Cuốn sợi Cách sợ có đường kính khoảng 0.0005 inch được kéo căng sau đó sẽ được cuốn vào ống sợi lớn và được đưa và máy dệt. Bước 6: Xử lý và hoàn thiện sản phẩm Sau khi dệt xong, vải được xử lý bằng hóa chất và quá trình xử lý nhiệt để tăng tính đàn hồi và độ bền. Cuối cùng là tiến hành quy trình nhuộm vải Polyester, màu sắc nhuộm tùy vào mục đích của người sử dụng.

4. Ưu và nhược điểm của vải polyester là gì?

Cùng điểm qua một số ưu và nhược điểm của để hiểu thêm về loại vải này. Xem thử Vải Polyester có co giãn không? với chất liệu dày thì Độ thấm nước có tốt không?

4.1. Ưu điểm của vải polyester

Tính chống thấm nước vải Polyester
Dễ vệ sinh: Chất vải khô nhanh, rất ít bám bụi nên không cần phải vệ sinh thường xuyên. Giúp tiết kiệm thời gian trong khi giặt ủi. Giá thành rẻ: Là chất liệu được làm từ nguyên liệu tổng hợp và được sản xuất chủ yếu từ công nghệ nên giá thành rẻ phù hợp với đa số người tiêu dùng. Độ bền cao: Vì trong khâu sản xuất, các sợi tơ được đan chồng lên nhau tạo thành một khối cứng khó phá vỡ nên trong lúc sử dụng vải không bị dãn hay bào mòn. Chống cháy và chống thấm nước tốt: Chất Polime có khả năng chống nước rất cao vì vậy nó được ứng dụng trong việc sản xuất các loại áo khoác đi mưa, dù hay lều bạc. Khả năng nhuộm màu ấn tượng:  Với Polyester việc này là hoàn toàn dễ dàng để tạo ra những cây vải đủ màu sắc với khả năng bám màu bền bỉ , chống thấm mốc theo thời gian. 

4.2. Nhược điểm của vải polyester

Vải Polyester gây ô nhiễm môi trường
Thoát khí kém: Chất liệu vải từ 100% vật liệu tổng hợp và các loại hóa chất khác nên chất vải rất dày làm giảm khả năng thoát khí và có thể gây dị ứng, không thích hợp cho người có da nhạy cảm. Không chịu được nhiệt độ cao: Khả năng hút ẩm thấp nên người sử dụng sẽ cảm thấy nóng nực khó chịu khi sử dụng. Thông thường người ta sẽ kết hợp loại vải này với một số chất liệu khác nhằm tăng khả năng thoáng khí, tạo cảm giác mát mẻ hơn cho người mặc. Tác động xấu đến môi trường: Đây là loại vải có khả năng phân hủy thấp không những vậy nó còn tác động xấu đến sức khỏe của con người vì khí thải của Polyester rất độc. Chính vì thế mà nó có khả năng gây ô nhiễm cao.

5. Sản phẩm từ vải polyester

Tuy không thân thiện với môi trường loại vải này lại phục vụ tối đa lợi ích của con người trong cuộc sống. Dùng để sản xuất nhiều loại quần áo như quần áo thời trang và vì có tính chống nước tốt nên còn được dùng để sản xuất các mặt hàng chống thấm nước như: dù, áo mưa, đồ bơi... Không chỉ có vậy trong ngành thiết kế nội thất vải Polyester được xem là phần nguyên liệu quan trọng để làm vỏ chăn gối, vỏ ghế sofa... Bởi có ưu điểm ít bám bụi, chống cháy tốt và màu sắc phong phú. Vải Polyester cao cấp thường được các nhà thiết kế tin dùng để tạo ra các mẫu túi xách vải có giá trị cao.
Nếu bạn đang quan tâm đến những sản phẩm túi xách vải chất lượng từ vải Polyester thì đến ngay KOS Shop để tham khảo các mẫu đa dạng và phù hợp với sở thích của bạn.

6. Túi xách nam polyester cao cấp

Túi xách từ vải Polyester
Sở hữu một chiếc túi xách chất lượng là một trong những cách để khẳng định được sự đẳng cấp của các quý ông.Trong các loại vải dùng để sản xuất túi xách thì Polyester cũng được xem là một chất liệu được sử dụng rộng rãi vì tính đàn hồi và độ bền của nó. Tuy nhiên, để có được túi xách nam polyester cao cấp, các nhà sản xuất phải sử dụng loại polyester chất lượng cao và kết hợp với các chi tiết thiết kế tinh tế mới có thể tạo nên giá trị và tính thẩm mỹ cao. Túi xách nam polyester cao cấp thường được thiết kế với nhiều ngăn để bạn có thể đựng được nhiều đồ khác nhau một cách tiện lợi. Các phụ kiện đi kèm như khoá kéo, dây đeo vai và quai xách bằng da hoặc các vật liệu chất lượng cao khác cũng thường được trang bị để tăng tính thẩm mỹ và sự sang trọng cho túi xách.  Bài viết phía trên chắc hẳn đã cho bạn hiểu rõ về vải Polyester là gì và một số thông tin chi tiết khác về sản phẩm. Nếu bạn đang tìm kiếm một túi xách nam polyester cao cấp, hãy tìm các thương hiệu uy tín và đảm bảo đánh giá chất lượng của sản phẩm trước khi quyết định mua. Bạn có thể tìm hiểu xem về một số sản phẩm đến từ chất liệu khác của KOS Shop - sản phẩm của sự đẳng cấp và thượng lưu.
Sau khi tìm hiểu tất tần tật về loại vải Polyester, có thể bạn đang muốn so sánh với chất liệu vải khác khi chọn mua túi xách. Sau đây là một số bài viết mà bạn đang quan tâm: Các loại vải may túi xách Vải Nylon Nên mua túi xách nam màu gì
kosshop.vn

Bảo hành toàn cầu 05 năm

kosshop.vn

Hàng hiệu chính hãng

kosshop.vn

Freeship từ 1500k

kosshop.vn

Bảo hành phụ kiện vĩnh viễn